Để tạo nên chương trình biểu diễn nghệ thuật không thể thiếu
hệ thống âm thanh sân khấu A1 (ảnh minh họa)
Bất kỳ một sự kiện, chương trình nào được diễn ra, dù lớn như sân khấu ca nhạc, gameshow,... hay nhỏ như cuộc họp, đám cưới,... đều không thể thiếu vắng dàn thiết bị âm thanh. Tuy nhiên, để tạo một sự kiện, chương trình thành công một cách trọn vẹn, không xảy ra những lỗi kỹ thuật thì chắc chắn, đơn vị tổ chức cần biết cách chọn các thiết bị chất lượng để tạo nên hệ thống âm thanh sân khấu chuyên nghiệp.
Vai trò của hệ thống âm thanh sân khấu chuyên nghiệp
Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu của khán giả khi tham gia sự kiện, chương trình càng cao. Vì vậy, để có thể tạo điểm nhấn cho sự kiện hoặc chương trình, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả thì các nhà sản xuất, đơn vị tổ chức không thể thiếu một hệ thống âm thanh sân khấu chuyên nghiệp.
Hệ thống âm thanh sân khấu chuyên nghiệp bao gồm các thiết bị âm thanh chất lượng cao. Các thiết bị này sẽ tạo ra chất âm tốt, rõ ràng, mang đến trải nghiệm tốt, đặc biệt là những sự kiện, chương trình âm nhạc.
Nếu lựa chọn dàn âm thanh không tốt sẽ dễ gây ra những lỗi kỹ thuật như âm thanh yếu ớt, không đủ độ phủ cũng như khi trình diễn những đoạn cao trào,... làm giảm sự chuyên nghiệp, tính chất của sự kiện, chương trình và gây mất thiện cảm trong lòng khán giả.
Hệ thống âm thanh sân khấu bao gồm những thiết bị nào?
1. Loa
Loa chính là thiết bị đóng vai trò chính không chỉ trong hệ thống âm thanh sân khấu mà còn trong bất kỳ dàn âm thanh nào (âm thanh karaoke, âm thanh quán cafe,...). Song, khác với dàn âm thanh karaoke - chỉ cần có 1 hoặc 2 đôi loa chính thì trong hệ thống âm thanh dành cho sân khấu chuyên nghiệp thì số lượng loa được sử dụng còn nhiều hơn thế.
Loa SUB: Là loại loa siêu trầm, chứng đảm nhiệm các tần số thấp từ 80HZ trở xuống mà loa full khó có thể làm được. Nhờ sự hỗ trợ phần âm trầm này hiệu ứng âm thanh sẽ tốt hơn, tạo ra âm thanh có độ chắc và hòa quyện tốt hơn.
Loa Full: Là loại loa chính trong hệ thống âm thanh sân khấu với vai trò truyền tải âm thanh đến tai người nghe. Thiết bị này cung cấp đầy đủ các dải tần mid, bass, treble nhằm đảm bảo âm thanh được tạo ra chất lượng, trung thực nhất.
Loa Monitor (hay còn gọi là loa kiểm âm): Là loa duy nhất không hướng về khán giả mà lại hướng về phía sân khấu. Đúng như tên gọi, thiết bị này có tác dụng giúp những người đứng trên sân khấu có thể nghe được âm thanh của bài nhạc, giọng hát,... của mình để có thể điều chỉnh cho phù hợp với màn biểu diễn nhất.
Loa SUB
Cục đẩy công suất
Cục đẩy công suất là thiết bị đóng vai trò khuếch đại âm thanh nhằm giúp âm thanh được to và rõ hơn. Chọn loại có công suất và trở kháng phù hợp với hệ thống loa sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và cho âm thanh cân bằng rõ rệt.
Mixer
Đối với các sân khấu chuyên nghiệp thì mixer có thể được xem như là trái tim của hệ thống âm thanh khi tất cả các thiết bị đều phải đi qua bàn mixer để xử lý tín hiệu.
Bàn mixer hiện nay có 2 loại chính là Analog mixer và Digital mixer, trong đó:
Analog mixer: kết hợp giữa sức mạnh của bộ xử lý kỹ thuật số (digital) với kỹ thuật analog để xử lý tín hiệu trên. Mixer này có hình dáng bên ngoài giống y như mixer analog nhưng có thêm bộ xử lý kỹ thuật số. Nhờ kết hợp vậy nên mixer này có ưu điểm giao diện thân thiện, trực quan dễ dùng & có thêm bộ xử lý tín hiệu digital.
Digital mixer: Tín hiệu âm thanh trong mixer này được số hóa hoàn toàn, kể cả những tín hiệu từ
microphone và các nhạc cụ sử dụng tín hiệu analog. Các tín hiệu sau khi được số hóa sẽ được trái tim của mixer là bộ DSP (digital signal processor-bộ xử lý tín hiệu số) phân tích & xử lý theo ý muốn của người dùng.
Analog mixer
Thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh
Bên cạnh bàn mixer thì trong hệ thống âm thanh sân khấu chuyên nghiệp còn có thêm các thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh khác đi kèm và bổ trợ mixer như equalizer, crossover, vang số.
Equalizer: EQ có chức năng chung là điều chỉnh âm sắc cho dàn âm thanh. EQ cho phép người sử dụng tăng, giảm các giải tần số của tín hiệu âm thanh từ mixer truyền đến equalizer, từ 20Hz-20kHz, trong dải tai người có thể nghe được.
Ngoài ra, equalizer còn được dùng để cân chỉnh cho âm sắc của các tín hiệu đầu vào và khả năng của loa sao cho phù hợp với không gian sử dụng, âm thanh ra đẹp, trong, không bị rít, hú.
Crossover: Những cụm loa này có thế mạnh riêng, chia ra theo một dải tần số nhất định để chất lượng âm thanh tối ưu. Do đó cần phải có crossover để phân chia tần số cho từng cụm loa theo khả năng và mục đích sử dụng.
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn từng bộ phân tần khác nhau. Đối với những dàn máy analog cồng kềnh, phức tạp, bạn phải phân chia thành 3 bộ xử lý riêng biêt. Nhưng công nghệ digital hiện đại giúp bạn có thể tích hợp tất cả các tính năng này chỉ trong một thiết bị.
Equalizer
Những thiết bị trên tạo nên một hệ thống âm thanh sân khấu chuyên nghiệp, tạo hiệu ứng và mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khán giả.