DI Box là gì? Thêm một bài viết mà Khoa muốn chia sẻ kiến thức về thiết bị âm thanh!

13/01/2022    616    4.29/5 trong 7 lượt 
DI Box là gì? Thêm một bài viết mà Khoa muốn chia sẻ kiến thức về thiết bị âm thanh!
DI – viết tắt của Direct Injection, để hiểu rõ hơn về DI box, các bạn hãy theo Khoa tìm hiểu nhé!
 DI 
Giúp chúng ta chuyển đổi tín hiệu, từ tín hiệu unbalanced, line-level trở kháng cao, sang tín hiệu balanced, trở kháng thấp. Cơ bản nhất, DI sẽ có ít nhất 1 ngõ vào và 2 ngõ ra – trong đó có 1 ngõ ra parallel.

Nói thêm: Có thể chia tín hiệu line-level ra thành 02 loại:
- Chuyên nghiệp: +4dBu, 1.23Volts.
- Gia đình: -10dBu, 0.3Volts.

Các thiết bị như laptop/keyboard/đầu CD sẽ cho tín hiệu ở line-level. Các tín hiệu này có điện thế rất cao so với mic-level vì mic-level thường chỉ ở mức milivolts.DI box giúp chúng ta thay đổi điện áp của các tín hiệu line-level, để tránh trường hợp làm hỏng preamp khi cắm vào.
PHÂN LOẠI DI BOX: DI box có 02 loại: Passive và Active.

Passive DI box là loại phổ biến nhất. Chúng bắt đầu xuất hiện khoảng thập niên 1970, khi mà các phòng thu bắt đầu lớn hơn, và các thiết bị dùng để đi lưu diễn trở nên nhiều hơn và phức tạp hơn. Passive DI box dùng transformer (biến áp/tăng-phô) để chuyển đổi dòng điện. Thông thường theo tỉ số 12:1, tức là vào 12 thì ra 1, hoặc giảm đi 22dB. Một vài hãng có thêm nút Pads, giúp ta giảm độ lớn thêm khoảng 20dB nữa. Chính vì sử dụng transformer, tín hiệu giữa input và output được tách riêng, nên Passive DI box loại trừ được các tín hiệu nhiễu điện như tiếng hum 60hz. Ưu điểm lớn tiếp theo của Passive DI Box chính nhờ transformer là ít bị nhiễu khi có những input “to” cắm vào. Ví dụ khi chúng ta đưa 1 input +20dBu vào Active DI chỉ chịu được +14dBu, tín hiệu đó sẽ bị distort, gây ra những âm thanh “sai” hoặc khó chịu. Passive DI có sự chuyển đổi mượt hơn rất nhiều, và gần như không bị ảnh hưởng khi input đầu vào quá lớn. Chất lượng âm thanh của Passive DI box chịu ảnh hưởng bởi chất lượng của transformer (biến áp/tăng phô).
Active DI box xuất hiện muộn hơn Passive DI box, vào khoảng thập niên 1980. Người ta chế tạo ra chúng với mục đích ban đầu là rẻ - hiệu quả.


Bởi vì những passive DI tốt có giá thành rất cao, nên để tiết kiệm có một giai đoạn transformer rẻ tiền được sử dụng, khiến cho giá thành cũng như chất lượng của Passive DI giảm xuống. Nên thay vào đó, Active DI ra đời để lấp vào khoảng trống còn thiếu đó. Active DI còn có thêm chức năng giúp tăng gain của input, do vậy chúng ta có thể chạy dây tín hiệu dài hơn mà ít suy hao/nhiễu. Chất lượng âm thanh của Active DI box bị ảnh hưởng khá nhiều bởi chất lượng preamp và biến áp cấp điện cho preamp đó.
 
Có thể dùng pin, hoặc Phantom Power từ mixer để cấp nguồn cho Active DI. Bản thân Active DI vì giống như preamp, nên thông thường sẽ đi kèm thêm các chức năng như Pads, Ground/Lift, HPF, Polarity Reverse, thậm chí có cả EQ.

Bình luận

Giới Thiệu